Tự nhiên Rừng tràm Tân Tuyến

Cà na (ảnh minh họa).

Rừng có diện tích 256,39 ha (2,56 km2),[1] được chỉ định là rừng đặc dụng.[4] Địa hình trũng thấp,[5] thổ nhưỡng là đất chua phèn, kém dinh dưỡng,[1] mức độ chua phèn trung bình, về mặt cơ giới là đất thịt pha sét, hàm lượng mùn trung bình.[5] Về thủy văn, kênh rạch chằng chịt khắp khu rừng ngập nước.[1] Môi trường sinh thái của rừng chịu tác động mạnh của lũ từ sông Mê Kông, qua đó rừng nhận nhiều phù sa bồi đắp, độ pH từ 4,5-5,5.[5] Khu rừng là vùng ngập nước với rừng tràm, trảng cỏ, đầm lầy. Theo chức năng, rừng phân làm 3 phân khu:[6]

  • Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 81,85 ha.
  • Phân khu phục hồi sinh thái: 94,06 ha.
  • Phân khu dịch vụ-hành chính: 80,48 ha
Sẻ đồng ngực vàng-loài quý hiếm tìm thấy ở đây (ảnh minh họa).

Thực vật gồm 7 quần xã ưu thế tràm, sen, súng, năng ống, cỏ ống, mồm móc, sậy. Cây tràm là loài cây thân gỗ nhiều nhất,[1] diện tích tràm trồng là 7,88 ha, tràm tái sinh là 74,14 ha, trảng cỏ ngập nước theo mùa là 169,73 ha, bờ kênh 4,64 ha.[7]

Khu rừng được phân là Khu A, một khu vực rộng hơn được phân là khu B có diện tích 1400 ha, là thao trường diễn tập quân sự của tỉnh An Giang.[8]